26 C
Turan
HomeAcademic UnionWebinar 6.2: Giảm dao động của đất do sóng địa chấn bằng...

Webinar 6.2: Giảm dao động của đất do sóng địa chấn bằng siêu vật liệu

Tóm tắt:
Trong những năm gần đây, siêu vật liệu đàn hồi lấy cảm hứng từ siêu vật liệu điện từ đã được sử dụng để bảo vệ các tòa nhà trong các trận động đất và hiệu quả của chúng trong việc làm suy giảm sóng địa chấn đã được kiểm chứng bằng các thí nghiệm trên quy mô địa vật lý. Sự phát triển của siêu vật liệu địa chấn (seismic metamaterials) đưa ra một cách tiếp cận mới cho thiết kế công trình chịu động đất và quy hoạch đô thị.

Tiếp theo, mô hình phân tích cơ chế giảm rung động do sóng động đất được trình bày, trong đó tần số thấp và dải tần rộng là hai yếu tố được quan tâm chính của siêu vật liệu địa chấn. Cuối cùng, các vấn đề tồn tại trong các nghiên cứu hiện tại được tóm tắt và đưa ra các triển vọng nghiên cứu trong tương lai, nhằm cải thiện siêu vật liệu địa chấn và cung cấp các giải pháp hiệu quả cho kỹ thuật địa chấn.

Báo cáo viên: Nguyễn Đình Tuấn
Offshore Dynamic Structure Lab thuộc Pukyong National University, Hàn Quốc

Nguyễn Đình Tuấn là cựu sinh viên khóa 2006-2011 tại khoa XD Cầu Đường, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng. Sau khi tốt nghiệp, Nguyễn Đình Tuấn, với vai trò kỹ sư kết cấu, đã tham gia thiết kế, thẩm tra, kiểm định nhiều công trình giao thông trọng điểm với các kết cấu đa dạng: cầu vòm BTCT, cầu dây văng, cầu Extradosed,… Hiện nay, Tuấn đang tham gia chương trình thạc sỹ tại Offshore Dynamic Structure Lab thuộc Pukyong National University, South Korea. Hướng nghiên cứu chính hiện nay là ứng dụng siêu vật liệu địa chấn để giảm dao động do sóng động đất.

https://www.researchgate.net/profile/Dinh-Tuan-Nguyen

Thời gian: 9:30, ngày 4/12/2021

Link tham dự

latest articles

explore more