Báo cáo viên: Phạm Văn Ngọc, Khoa Xây dựng Cầu đường – DUT
Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm mục đích phát triển một mô hình đáng tin cậy sử dụng Gene Expression Programming (GEP) để ước lượng cường độ chịu nén không nở hông (UCS) của đất gia cố bằng xi măng và tro bay. Mô hình xem xét ảnh hưởng của một số thông số, bao gồm các đặc tính của tro bay như hàm lượng canxi oxit (CaO), tỷ lệ CaO/SiO2. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình được chọn thể hiện hiệu suất vượt trội với hệ số tương quan cao (R> 0,955) và sai số thấp. Do đó, mô hình có thể ứng dụng trong thực tế đối với nhiều loại tro bay khác nhau. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của đặc tính tro bay đến cường độ ổn định đất gia cố cũng được phân tích. Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu tro bay chứa một lượng canxi oxit cao thì độ bền của đất gia cố tro bay là đáng kể. Ngoài ra, tro bay có thể được sử dụng kết hợp với xi măng để tăng cường độ của hỗn hợp. Tỷ lệ tro bay/xi măng được đề xuất từ 0,19 đến 0,35, tương ứng với tổng lượng chất kết dính được sử dụng từ 10% đến 30%. Kết quả nghiên cứu có thể giúp các kỹ sư tối ưu hóa tỷ lệ tro bay và ước tính cường độ của đất gia cố bằng xi măng và tro bay.
Thời gian: 8:00, thứ Bảy, ngày 8/1/2021