Long Biên không chỉ là nhân chứng lịch sử, một phần của ký ức mà còn là một trong những biểu tượng không thể tách rời của Hà Nội.
Tấm biển kim loại có khắc chữ 1898 -1902 – Daydé & Pillé – Paris ở đầu cầu. Ảnh: Nguyễn Hoàng
“Hà Nội có cầu Long Biên/Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng/Tàu xe đi lại thong dong/ Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi…”.
Cầu Long Biên còn là sản phẩm của kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Gustave Eiffel, người đã thiết kế tháp Eiffel. Nếu như tháp Eiffel tại Paris chỉ mất 3 năm để hoàn thành (1887-1889) thì cầu Long Biên cần tới 5 năm để hoàn tất (1898-1902).
Cây cầu là nơi được rất nhiều các cặp đôi chọn chụp ảnh cưới.
Như vậy, tính từ thời điểm khởi công (cuối thế kỷ 19), hoàn thành (đầu thế kỷ 20), đến nay cầu Long Biên đã sống qua 3 thế kỷ. Với kết cấu thép cùng tạo hình vô cùng ấn tượng, cây cầu dài gần 2,3km này bắc qua 3 thế kỷ này vừa là một biểu tượng về kiến trúc, vừa là một chứng nhân lịch sử trải qua vô số những thăng trầm của Hà Nội suốt hơn 100 năm qua.
Không thể kể hết có bao nhiêu bức ảnh, tác phẩm hội họa lấy cảm hứng từ cây cầu này từ quá khứ đến hiện tại. Cũng khó chọn ra tấm hình hay bức tranh nào đẹp nhất, bởi mỗi tác phẩm đều chứa đựng những cảm xúc, kỷ niệm và tình yêu riêng của mỗi tác giả dành cho cây cầu từng có cái tên rất Pháp này – Paul Doumer.
Tranh sơn ta “Một chiều Long Biên”, tác giả Đỗ Khải (giải nhì Triển lãm Mỹ thuật toàn Quốc hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long)
Tranh sơn mài “Hà Nội có cầu Long Biên” của Nguyễn Trường Linh. HCV Mỹ thuật toàn quốc VN 2010.
Cầu Long Biên 1989. Ảnh: David Alan Harvey
Bình minh tuyệt đẹp trên cây cầu lịch sử. Ảnh: Frank Dang
Mùa hoa cải và cây cầu ký ức. Ảnh: Nguyễn Hoàng
Cận cảnh những nhịp cầu rồng. Ảnh: Nguyễn Hoàng
Chiều Long Biên. Ảnh: Đỗ Mạnh Cường
Theo Vietnamnet