30 C
Turan
Home Blog Page 14

Công nghệ BIM ứng dụng của tương lai

Công nghệ B.I.M là tiến trình tạo dựng, sử dụng và quản lý mô hình kỹ thuật số đặc trưng cho cả vòng đời dự án. Hợp nhất tất cả các khía cạnh và thành phần tham gia vào dự án. Mô hình B.I.M không chỉ là mô hình hình học ba chiều mà là mô hình đa luồng dữ liệu

Thế nào là công nghệ BIM
Công nghệ BIM là tiến trình tạo dựng, sử dụng và quản lý mô hình kỹ thuật số đặc trưng cho cả vòng đời dự án. Hợp nhất tất cả các khía cạnh và thành phần tham gia vào dự án. Mô hình B.I.M là mô hình hình học ba chiều, đa luồng dữ liệu.

Sử dụng công nghệ BIM như thế nào
– BIM nhằm mục đích tăng cường sự hợp tác giữa các bên liên quan, giảm thời gian cho việc giấy tờ. BIM có tiềm năng to lớn và linh hoạt như là một hồ chứa thông tin dự án.

– BIM cho phép các kỹ sư thiết kế kiến trúc, thiết kế chi tiết ra tài liệu. Cho phép các nhà thầu xây dựng nhanh hơn so với những phương pháp truyền thống. Chú đầu tư và nhà quản lý vận hành cũng có lợi ích trong việc dự báo và ngân sách. Chi phí xây dựng cũng được giảm một cách đáng kể.

– Đầu tiên, BIM được xem như là một công cụ để thiết kế 3D và sử dụng các tổ hợp thay thế cho bản vẽ 2D. Sau đó, nó phát triển thành một công cụ. Được sử dụng để phân tích mô hình, phát hiện các xung đột, lựa chọn sản phẩm, và mô hình toàn dự án.

– BIM cung cấp sự chi tiết, chính xác cần thiết để thiết kế và xây dựng một dự án, phân tích hình học dự án, lựa chọn ra quyết định.

– Mô hình BIM của Chủ đầu tư là một sự kết hợp mô hình BIM của các bên tham gia như thiết kế, nhà thầu.. mà bao gồm thông tin về công trình, từ lúc lên kế hoạch cho đến lúc hoàn thành. Đó là kho dữ liệu mà bao gồm các thông tin về dự án, không gian, thiết bị, lắp đặt, bảo hành.. ở dạng hình ảnh hoặc thông tin đơn thuần.

Công nghệ BIM mang lại hiệu quả vượt trội

Ưu điểm của công nghệ BIM

  • Hiểu tốt hơn các phương án thiết kế.
  • Giảm thiểu các rủi ro (Trong quá trình thi công) liên quan đến thiết kế.
  • Khả năng phân tích và giả lập dẫn đến những thiết kế hợp lý.
  • BIM có khả năng sản sinh những tác động có lợi cho vấn đề thời gian.
  • BIM sản sinh những tác động có lợi để kiểm soát khối lượng xây lắp.
  • Nó giúp loại trừ gần như triệt để các cái xung đột về thiết kế ở trong quá trình xây dựng (chậm tiến độ thi công, các chi phí đập đi làm lại ) v.v…
  • Các đối tác, các chủ thể liên quan đến công trình xây dựng như chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như các tổ chức tài chính, ngân hàng đầu tư cho công trình đấy được kết nối với nhau, chia sẻ thông tin một cách chính xác, kịp thời.

Tình hình áp dụng công nghệ BIM trên thế giới
Trên thế giới trong những năm gần đây, BIM đã trở thành một chiến thuật trong xây dựng theo phương thẳng đứng (tòa nhà) để tăng năng suất và lợi nhuận.
Trong lĩnh vực hạ tầng tuy vẫn đứng sau lĩnh vực xây dựng dân dụng trong việc ứng dụng BIM nhưng lĩnh vực hạ tầng gần đây có những bước tiến mạnh mẽ.
Tại Singapore, một trong những nước đi đầu về công nghệ đã có những bước đi nhằm bắt buộc áp dụng mô hình BIM trên cả nước theo một lộ trình.
Tương lai xu hướng BIM sẽ được ứng dụng rộng rãi trên các nước trên thế giới vì các lợi ích của nó.
Tình hình ứng dụng BIM tại Việt Nam
Ở Việt Nam đã có một số công trình sử dụng công nghệ BIM, nhưng hầu hết là từ các công ty tư vấn nước ngoài như:
Cầu Trần Thị Lý – Đà Nẵng
Cầu Thủ Thiêm II – Tp. HCM
Cầu Bính – Hải Phòng
Cầu Rào II – Hải Phòng
Việc ứng dụng B.I.M được thực hiện trong thời gian gần đây cho những công trình như:
• Cầu Vàm Cống – giai đoạn Thiết kế Kỹ thuật.

• Các nhà ga và cầu Văn Thánh dự án Metro, giai đoạn lập bản vẽ chi tiết kỹ thuật thi công.

• Cầu Hương Lộ 2 – giai đoạn thiết kế cơ sở.

• Nút giao thông hầm chui Gia Lâm – giai đoạn thiết kế cơ sở.

Nguồn: Internet

Hội đồng bảo vệ đồ án tốt nghiệp và Tiệc mừng tốt nghiệp, Tri ân thầy cô giáo của sinh viên khóa 2017-2022 khoa XDCĐ

Ngày 22//3/2022, các Hội đồng bảo vệ đồ án tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng Công trình giao thông (chuyên ngành Cầu và công trình ngầm, Đường ô tô và Đường thành phố) và ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng đã đồng loạt diễn ra tại Giảng đường B, trường Đại học Bách khoa.

Các Hội đồng đánh gồm giảng viên và khách mời doanh nghiệp đã thực hiện việc đánh giá cuối cùng các đồ án thuộc các dự án thiết kế cầu, thiết kế đường và thiết kế dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng cùng các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc nhiều mảng chuyên môn khác nhau.

Suốt thời gian thực hiện đồ án, tình hình dịch COVID tại TP Đà Nẵng và các tỉnh các nước diễn biến phức tạp nhưng các Sinh viên đã hết sức cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp của mình dưới sự tư vấn, hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô hướng dẫn chuyên môn.

Ngay sau Lễ bảo vệ đồ án tốt nghiệp, toàn bộ sinh viên và thầy cô trong khoa đã tham gia Tiệc mừng tốt nghiệp và Tri ân thầy cô. Đây là sự kiện quan trọng và đáng nhớ của quãng đời sinh viên học tập tại Trường Đại học Bách khoa và Khoa Xây dựng Cầu đường nói riêng.

Thay mặt thầy cô trong khoa, chúc mừng các em đã hoàn thành nhiệm vụ học tập và sẽ sớm có việc làm và tương lai tốt đẹp với ngành nghề mình đã chọn!

Video kỷ yếu tốt nghiệp của sinh viên lớp 17X3 ngành Kỹ thuật xây dựng Công trình giao thông

Ban chủ nhiệm khoa

CÔNG TY TNHH TVĐT PTXD AN PHÚ, LAS-XD 458 THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG

Công ty TNHH TVĐT PTXD An Phú – Phòng thí nghiệm, kiểm định và quan trắc công trình xây dựng Las-XD 458 thông báo tuyển dụng như sau:

1. Vị trí tuyển dụng:

– Thí nghiệm viên vật liệu xây dựng, số lượng: 06 người

2. Mô tả công việc:

– Thực hiện công tác thí nghiệm vật liệu cơ bản trong phòng thí nghiệm và hiện trường;

– Lập hồ sơ kết quả thí nghiệm;

– Một số công việc khác trao đổi khi phỏng vấn.

3. Yêu cầu:

– Tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng hoặc Đại học liên quan đến chuyên ngành Vật liệu xây dựng, xây dựng công trình giao thông, XDDD&CN, thủy lợi;

– Có chứng chỉ thí nghiệm viên (nếu chưa có sẽ được đào tạo);

– Sử dụng thành thạo các phần mềm Office, Word, Excel,….

– Có sẵn phương tiện đi lại.

4. Quyền lợi:

– Mức lương thỏa thuận theo năng lực;

– Hỗ trợ ăn ở, đi lại tại công trường; phụ cấp làm thêm giờ;

– Đóng bảo hiểm: BHXH, BHYT, BHTN theo quy định nhà nước; Thưởng lễ, tết, .…

5. Địa điểm làm việc:

– Phòng thí nghiệm: Số 119 Thân Nhân Trung, Phường An Phú, Tp Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam và các công trình trên địa bản tỉnh Quảng Nam.

– Phòng thí nghiệm hiện trường tại: Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.

*/* Ứng viên có nhu cầu việc làm có thể liên hệ theo địa chỉ sau:

– Mr.Sinh; Số điện thoại: 0905 996 339; 0976 449 779

– Email: anphu458@gmail.com

Trân trọng thông báo!

Bộ GD-ĐT đưa ra 6 điểm mới nhất về tuyển sinh đại học, cao đẳng 2022

(Dân trí) – Chiều ngày 16/3, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị tuyển sinh đại học, cao đẳng toàn quốc năm 2022. Theo đó, có rất nhiều điểm mới dự kiến thay đổi về kỹ thuật.

Tại hội nghị, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT khẳng định: Công tác tuyển sinh năm 2022 giữ ổn định như năm 2021, chỉ điều chỉnh những nội dung mang tính kỹ thuật để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh, cho các cơ sở đào tạo, nhằm đảm bảo bảo đảm khách quan, công bằng giữa các thí sinh, công bằng giữa các cơ sở đào tạo và tạo sự đồng thuận trong xã hội.     

Bộ GD-ĐT đưa ra 6 điểm mới nhất về tuyển sinh đại học, cao đẳng 2022 - 1
Hội nghị tuyển sinh toàn quốc về xét tuyển đại học, cao đẳng 2022 (Ảnh: Nhật Hồng).

 6 nội dung dự kiến điều chỉnh so với 2021

Thứ nhất, việc đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển CĐ, ĐH phải thực hiện trên Cổng thông tin của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia. 

Thứ hai, thí sinh đăng ký xét tuyển đợt 1: Tất cả các nguyện vọng xét tuyển (theo các ngành, các phương thức, cơ sở đào) được đăng kí xét tuyển trực tuyến sau khi kết thúc Kỳ thi tốt nghiệp THPT, các nguyện vọng được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).

Thứ ba, tất cả các nguyện vọng ĐKXT của thí sinh vào các cơ sở đào tạo được lọc ảo chung trên hệ thống và thí sinh trúng tuyển ở nguyện vọng cao nhất khi đáp ứng điều kiện của cơ sở đào tạo. 

Thứ tư, đối với những ngành sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét tuyển, nhiều tổ hợp môn thi, các trường phải giải trình được sự phù hợp của sự lựa chọn này, đảm bảo sự công bằng cho thí sinh. Nếu mỗi phương thức (hoặc mỗi tổ hợp môn thi) có chỉ tiêu riêng thì đề án tuyển sinh của các trường phải giải trình được căn cứ phù hợp cho việc phân chỉ tiêu cho từng phương thức (hoặc tổ hợp môn thi).

Thứ năm, cập nhật kết quả học tập (lớp 10, lớp 11, lớp 12) lên cơ sở dữ liệu ngành, đồng thời kiểm tra rà soát dữ liệu này sau khi được đồng bộ sang hệ thống quản lý thi và xét tuyển.

Thứ sáu, cơ sở đào tạo phân tích rủi ro trong quá trình tuyển sinh và có phương án giải quyết, phối hợp giải quyết giữa các cơ sở đào tạo trong quá trình tuyển sinh.

Các trường THPT cập nhật kết quả học tập lớp 10, lớp 11, lớp 12 lên cơ sở dữ liệu ngành

Bà Thủy cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng, thử nghiệm, hoàn thiện “hệ thống xử lý nguyện vọng và lọc ảo”: hoàn thiện phần mềm đăng ký xét tuyển trực tuyến đối với các phương thức xét tuyển của các cơ sở đào tạo, tổ chức đăng ký xét tuyển và lọc ảo chung toàn hệ thống trong đợt 1…

 Rà soát nhu cầu của các địa phương, năng lực của cơ sở đào tạo, xác định chỉ tiêu đào tạo giáo viên theo Nghị định 116; Tiếp tục công tác truyền thông, phổ biến văn bản về tuyển sinh. Tổ chức kiểm tra, thanh tra điều kiện bảo đảm chất lượng, công tác tuyển sinh của một số trường…

Bộ GD-ĐT yêu cầu, các cơ sở giáo dục, rà soát danh mục mã trường THPT, khu vực ưu tiên; Chỉ đạo các trường THPT cập nhật kết quả học tập (lớp 10, lớp 11, lớp 12) lên cơ sở dữ liệu ngành, đồng thời kiểm tra rà soát dữ liệu này sau khi được đồng bộ sang hệ thống quản lý thi và xét tuyển.

Chuẩn bị đầy đủ nguồn lực, cơ sở vật chất… đáp ứng yêu nhiệm vụ khâu tổ chức thi THPT, hỗ trợ thí sinh đăng ký trực tuyến;  Tổ chức tập huấn các nội dung (quy chế, quy trình nghiệp vụ, sử dụng phần mềm…) đáp ứng yêu cầu thực hiện các công việc của kỳ thi THPT và ĐKXT.

Sử dụng tài khoản và mật khẩu đã được cấp khi tổ chức thi THPT để nhập dữ liệu phục vụ công tác tuyển sinh. Tổ chức cho thí sinh thử nghiệm phần mềm đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia; hỗ trợ thí sinh tự do đăng ký dự thi và xét tuyển.

 Hướng dẫn các trường THPT có thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT. Chủ động tham mưu lãnh đạo tỉnh thực hiện Nghị định 116/2020/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm (ở các khâu đặt hàng, xây dựng quy trình, tiêu chí tổ chức triển khai). 

Yêu cầu mới về xét tuyển học bạ

Đối với các trường đại học, Bộ GD-ĐT  rà soát, có kế hoạch chuẩn bị điều động giảng viên đúng đối tượng, đủ số lượng tham gia tổ chức, triển khai Kỳ thi tốt nghiệp THPT theo quy định. Cử cán bộ tham gia đầy đủ các đợt tập huấn của Bộ GDĐT; tổ chức tập huấn về các nội dung công tác thi THPT tại trường theo kế hoạch (nếu có). Thống nhất, ổn định phương án thu, chi lệ phí xét tuyển 2022 với các sở GDĐT.

 Rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2022 và cập nhật lên hệ thống;  Ban hành quy chế tuyển sinh của CSĐT, thực hiện lịch tuyển sinh chung.

Công khai đề án, kế hoạch tuyển sinh, thực hiện việc tuyển sinh đúng quy chế; xác định và giải trình về các phương thức tuyển sinh, các tổ hợp xét tuyển theo yêu cầu của ngành đào tạo, khắc phục hạn chế của năm 2021; xây dựng chính sách đảm bảo chất lượng đầu vào và chịu trách nhiệm giải trình.

Đặc biệt, đảm bảo nguyên tắc giữ ổn định: Đối với các phương thức tuyển sinh đang được sử dụng, nếu muốn giảm chỉ tiêu hoặc bỏ thì cần phải có lộ trình giảm (ví dụ không được giảm quá 30% tổng chỉ tiêu của ngành mỗi năm), không gây xáo trộn cho việc học tập, ôn luyện của thí sinh.

Mỗi ngành tuyển sinh (có thể theo nhóm ngành, chuyên ngành, chương trình) phải có một mã tuyển sinh/mã xét tuyển riêng cho từng phương thức tuyển sinh, để thuận tiện các mã này chỉ khác nhau một chữ số/ký tự cuối cùng.

 Các trường chủ động thực hiện công tác xét tuyển, hoặc phối hợp thành nhóm trường trong công tác chạy phần mềm xét tuyển. Đối với các trường có sử dụng các phương thức xét tuyển khác phương thức dựa trên điểm tốt nghiệp THPT cần lưu ý:

         + Nếu chỉ xét tuyển đơn giản dựa trên điểm học tập bậc THPT (học bạ) thì có thể sử dụng trực tiếp hệ thống đăng ký xét tuyển của Bộ GDĐT, sau thời gian thí sinh đăng ký nguyện vọng sẽ tải nguyện vọng và điểm học bạ của thí sinh về để xét tuyển; tải danh sách trúng tuyển lên hệ thống của Bộ để lọc ảo cùng với các phương thức khác.

        + Nếu phương thức xét tuyển bằng phương thức khác học bạ, hoặc dựa trên học bạ nhưng phức tạp hơn cần một hệ thống riêng thì phải thông báo rõ cho thí sinh để đăng ký, nộp hồ sơ xét tuyển cho trường, đồng thời đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ GDĐT. Các trường có thể chạy phần mềm xét tuyển trước, nhưng sẽ tải danh sách trúng tuyển lên hệ thống của Bộ GDĐT để lọc ảo cùng với các phương thức khác.

 Khai báo các thông tin xét tuyển của các phương thức lên trang thi và tuyển sinh để thí sinh đăng ký xét tuyển.  Bố trí bộ phận thường trực gồm các cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm trong công tác tuyển sinh, nắm vững quy chế để giải đáp các thắc mắc liên quan đến công tác xét tuyển của trường và chế độ ưu tiên trong tuyển sinh.

Tạo điều kiện hỗ trợ thí sinh được sử dụng các phòng máy tính nối mạng internet của trường để thực hiện việc đăng kí nguyện vọng xét tuyển.

 3 điểm lưu ý đối với thí sinh

   – Đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng trực tuyến;

   – Thí sinh tải hồ sơ minh chứng về đối tượng ưu tiên;

   – Đối với một số trường xét tuyển theo phương thức riêng, thí sinh chú ý phải thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ xét tuyển cho cơ sở đào tạo nếu cơ sở đào tạo có yêu cầu (thực hiện theo quy trình của trường), ĐỒNG THỜI thí sinh phải đăng ký nguyện vọng trên Cổng thông tin của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.

Theo Dân Trí

Thông tin tuyển dụng Công ty Cổ phần Vật tư, thiết bị và Đầu tư xây dựng M.E.I (MEICO)

🌈🌈🌈 MEICO | TUYỂN DỤNG KỸ SƯ CẦU ĐƯỜNG

Nhằm bổ sung nhân lực vị trí giám sát hiện trường cho gói thầu Xây lắp đường dẫn cầu Cửa Đại Nam Hội An – đoạn 1, Công ty Cổ phần Vật tư, thiết bị và Đầu tư xây dựng M.E.I (MEICO), địa chỉ 224 Xô Viết Nghệ Tĩnh – P.Khuê Trung – Quận Cẩm Lệ – TP.Đà Nẵng thông báo tuyển dụng Kỹ sư Giám sát hiện trường, cụ thể:
🔰 Số lượng: 01 người (Nam)
🔰 Mô tả tóm tắt công việc:

  • Khảo sát, lập kế hoạch, tiến độ công việc và công tác chuẩn bị thi công;
  • Kiểm tra bản vẽ, kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp an toàn;
  • Triển khai trực tiếp công tác thi công quản lý, giám sát các thầu phụ thi công và nhà cung cấp;
  • Đảm bảo công tác thi công theo đúng quy trình quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh lao động và tiến độ đối với khu vưc được phần công phụ trách;
  • Bóc tách kiểm tra khối lượng, quản lý vật tư, tính toán và xác nhận khối lượng thi công;
  • Làm việc với tư vấn giám sát để nghiệm thu công việc hoàn thành;
  • Quản lý hồ sơ bao gôm hồ sơ nghiệm thu+ hồ sơ pháp lý, các tài liệu liên quan đến dự án.
  • Báo cáo tình hình thực hiện được trên công trường hàng ngày với Chỉ huy trưởng;
  • Các công việc khách phù hợp với năng lực phân công của Ban chỉ huy công trình.
    🔰 Yêu cầu về năng lực:
  • Tốt nghiệp: Đại học chuyên nghành Xây dựng: Giao thông, dân dụng và công nghiệp;
  • Có kinh nghiệm trong lĩnh vực: 02 năm trở lên;
  • Có kỹ năng làm việc độc lập, tư duy trong công việc, chủ động xử lý các công việc phát sinh và làm việc theo nhóm tốt;
  • Sẵn sàng đi công tác công trường theo sự điều động của Công ty.
    🔰 Thu nhập và các chế độ đãi ngộ:
  • Thu nhập: Thỏa thuận theo kinh nghiệm và năng lực thực tế.
  • Các chế độ phụ cấp hỗ trợ theo quy chế của công ty;
  • Các chế độ BHXH đầy đủ theo quy định của pháp luật;
  • Các chế độ phúc lợi, thưởng lễ, tết theo quy định của công ty;
  • Vinh danh, thưởng cá nhân xuất sắc định kỳ hàng tháng, quý, năm và đột xuất;
  • Được đào tạo chuyên môn, đào tạo nâng cao…
    🔰 Cách thức ứng tuyển:
    📩 Nộp CV qua địa chỉ mail: hrd.meico@gmail.com
    📣 Hạn cuối nộp hồ sơ: Ưu tiên nộp sớm để được phỏng vấn 📣
    ☎️Hotline: 0984.697.814 (Mr Hoàng – BP Tuyển dụng)

Khoa Xây dựng Cầu đường tổ chức lấy ý kiến các bên liên quan phục vụ xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành BIM&Al thuộc ngành Kỹ thuật xây dựng

Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và xu hướng chuyển đổi số trong xây dựng cũng như phù hợp với sự phát triển khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khoa Xây dựng Cầu đường đã được trường Đại học Bách khoa giao nhiệm vụ xây dựng và đào tạo chuyên ngành Mô hình thông tin và trí tuệ nhân tạo trong xây dựng (BIM&Al).

Quy trình phát triển CTĐT theo chuẩn đâu ra đã được áp dụng trong xây dựng đề án

Thực hiện đúng quy trình xây dựng chương trình đào tạo, Khoa đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các bên liên quan gồm Đơn vị tuyển dụng, hội nghề nghiệp, cựu sinh viên, sinh viên và cán bộ giảng viên có liên quan đến chương trình đào tạo được xây dựng dưới hình thức kết hợp trực tiếp và gián tiếp (Hybrid Meetings). Hội thảo là một bước quan trọng trong quy trình phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra. Các ý kiến của Hội thảo sẽ căn cứ quan trọng để Tổ xây dựng chương trình đào tạo điều chỉnh, hoàn thiện đề án nhằm đảm bảo sự hài lòng của các bên liên quan khi triển khai tuyển sinh, đào tạo và tham gia các hoạt động chuyên sâu về xây dựng. Nếu đề án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, Khoa sẽ tuyển sinh, đào tạo khóa đầu tiên trong năm 2022 dự kiến số lượng 60 chỉ tiêu.

A group of people sitting in a room

Description automatically generated with low confidence
Đại diện cơ quan, doanh nghiệp, cựu sinh viên, sinh viên và cán bộ giảng viên tham dự trực tiếp và đóng góp ý kiến tại hội nghị

Phát biểu khai mạc hội thảo, GVC. TS. Cao Văn Lâm – Trưởng khoa XDCĐ, thành viên tổ soạn thảo đề án đã trình bày rõ ý tưởng về việc xây dựng chương trình đào tạo và mong quý cơ quan, doanh nghiệp, hội nghề nghiệp, cựu sinh viên, sinh viên đóng góp ý kiến một cách chân thành và rõ ràng nhất để Tổ có thể xây dựng được chương trình đào tạo hướng đến người học, đáp ứng được nhu cầu xã hội và có thể triển khai đào tạo một cách thuận lợi nhất. Để xây được bản dự thảo đề án mà trong đó quan trọng nhất là mục tiêu, chuẩn đầu ra và khung chương trình đào tạo, Tổ  đã tiến hành khảo sát gần 1000 phiếu khảo sát gồm doanh nghiệp, sinh viên và học sinh chuẩn bị tham gia tuyển sinh vào đại học năm nhằm khảo sát nhu cầu thực sự của ngành đào tạo và khả năng sẵn sàng chọn ngành này để học đối với học sinh chuẩn bị vào đại học hay không. Ngoài ra, vì đây là lĩnh vực mới, còn tiếp tục phát triển nên Tổ đã tham vấn nhiều chuyên gia trong lĩnh vực BIM&Al, các nhà quản lý dựng trong nước và đặc biệt là có sự tham của các giảng viên, giáo sư đang làm việc ở các trường Đại học ở nước ngoài.

GVC. TS. Cao Văn Lâm – Trưởng khoa XDCĐ GVC. TS. Đỗ Việt Hải – Trưởng chương trình đào tạo BIM&Al phát biểu khai mạc hội nghị và trình bày dự thảo đề án

Đại diện tổ xây dựng chương trình đào tạo báo cáo tóm tắt các nội dung cơ bản của đề án gồm mục tiêu, chuẩn đầu ra, khung chương trình đào tạo và đầy đủ các cơ sở có liên quan. Chương trình đào tạo được xây dựng là chương trình đào tạo tích hợp cử nhân, kỹ sư với số tín chỉ 130+50 tín chỉ theo thỏa thuận hợp tác giữa 7 trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam. Chương trình đào tạo sẽ tập trung vào việc tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ cho sinh viên với các khối kiến thức cơ bản, cơ sở ngành, chuyên ngành và thí nghiệm, thực hành, dự án liên môn. Sau khi tốt nghiệp và làm việc, sinh viên sẽ đạt được 7 chuẩn đầu ra hướng tới thực hiện 2 nhóm công việc chính là xây dựng mô hình thông tin công và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trình phục phụ triển khai công trình xây dựng từ thiết kế, thi công đến vận hành, khai thác công trình xây dựng.

Phát biểu ý kiến tại hội thảo, các đại biểu khách mời đề nhất trí cho rằng  việc xây dựng và mở mới chương trình đào tạo chuyên ngành BIM&Al là hết sức cần thiết thể hiện sự năng động của Khoa trong việc đón đầu sự phát triển khoa học công nghệ trong xây dựng. Các ý kiến cũng đã đi sâu vào cấu trúc cấu trúc khung chương trình đào tạo; tên, chuẩn đầu ra học phần (CLO) cũng như chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (PLO). Ngoài ra, các ý kiến của doanh nghiệp, hội nghề nghiệp, viện nghiên cứu cũng lưu ý tổ soạn thảo nên lưu ý hơn nữa đến chính sách phát triển BIM&AL của nhà nước, điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp và nhất là dự báo xu hướng phát triển về khoa học công nghệ được tích hợp vào giảng dạy trong chương trình đào tạo.

TS. Đặng Việt Dũng, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam và các đại biểu góp ý trực tiếp và online tại Hội nghị

Bài viết và hình ảnh: Khoa Xây dựng Cầu đường