25 C
Turan
HomeTin tức - Sự kiệnTin Giáo dục - Đào tạoMột cảnh báo toàn diện với giới tri thức cao cấp

Một cảnh báo toàn diện với giới tri thức cao cấp

Giáo sư Deborah Rhode đã sử dụng một cụm từ mạnh – “băng hoại” – khi đề cập đến mặt tối trong việc theo đuổi tri thức tại các trường đại học hàng đầu nước Mỹ.

TS Phạm Quốc Lộc (ngành Văn học so sánh của ĐH Massachusetts, hiện là Giám đốc chương trình Giáo dục tổng quát ĐH Hoa Sen) cho rằng: “Giáo dục Việt Nam đang cần một sự phản biện toàn diện, khoa học, và đến nơi đến chốn như Rhode đã làm cho giáo dục Mỹ, chứ không phải chỉ là những phát biểu cảm nghĩ manh mún phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các trang blog cá nhân, các mạng xã hội”.

Ông Phạm Quốc Lộc thừa nhận cảm giác bị kích thích đi kèm sự “sỉ nhục” đối với khả năng và thời gian hữu hạn của đời người khi ông đứng trước những thư viện hùng hậu của nước Mỹ.

Đất nước này trở thành nơi tụ hội của những chủ nhân giải thưởng Nobel, những phát minh quan trọng đi kèm khả năng sản xuất đại trà cho công chúng. Nhưng nó cũng không ngừng nhận được sự tự chỉ trích bên trong, từ chính giới trí thức trong lòng nước Mỹ.

“Nền giáo dục non trẻ và bừa bộn của Việt Nam” – như ông Lộc nói, có thể lắng nghe được gì từ những tranh luận học thuật rất Mỹ này?

“Những hội nghị chuyên đề trở thành dịp để gây ấn tượng hơn là cung cấp thông tin”. Tri thức chuyên ngành hẹp tăng lên và “tri thức đại chúng” yếu đi. “Vai trò dẫn đường cho tri thức đại chúng thường được trao cho những học giả kém chuyên môn và thiếu độc lập.” – GS Luật Deborah L. Rhode, tác giả cuốn sách “Theo đuổi tri thức” nhận định.

“Sức ép phải thành công, những cơ hội dẫn đến làm bậy, rủi ro bị phát hiện thấp, quy định xử phạt thiếu thích đáng và những chuẩn mực văn hóa bị xói mòn. Những nỗi cám dỗ đi tắt và phớt lờ nguyên tắc đạo đức hiển nhiên là lớn nhất khi các cá nhân cảm thấy có nhu cầu riêng tư hoặc nghề nghiệp mãnh liệt phải xuất bản quá nhiều hoặc quá nhanh, hoặc phải đạt được một kết quả nhất định nào đó. Những cám dỗ ấy càng leo thang khi sự giám sát và chỉ đạo không chặt chẽ, và ở nơi mà những người giám sát, người đồng cấp, và những người tài trợ ít có khả năng phát hiện ra hành vi sai trái” – tác giả tiếp tục cảnh báo.

Sự leo thang nhu cầu sản xuất, thói quen gia tăng sản xuất và ham thích địa vị, hư danh ở một xã hội thời kì hậu công nghiệp, đi kèm với sức ảnh hưởng của truyền thông đại chúng có khả năng làm xói mòn tri thức thực sự và không hữu ích thực sự cho cộng đồng. Rất nhiều nghiên cứu lãng phí và phô trương không cần thiết.

Cuốn sách trích dẫn về việc “Những chương trình tin tức đang “đưa ngày càng nhiều những tiếng vo vo nhắng nhít lên sóng…để cạnh tranh không phải với những chương trình tin tức khác mà với những chương trình giải trí… Những tri thức công chúng thành công nhất trong thị trường này không nhất định là những người có sự tinh thông, sáng suốt, hoặc những tiêu chuẩn học thuật khả kính nhất. Truyền thông muốn “sự tin chắc mau lẹ” chứ không phải những phân tích phức tạp, hạn định kỹ càng. Lời khuyên cho những học giả tham vọng là “càng cay độc càng có nhiều người nghe”. Báo chí thích lấp liếm những cuộc tranh cãi hơn là giải quyết chúng, và những lời hô hào đinh tai nhức óc dễ vang xa hơn những bài diễn thuyết ôn tồn tế nhị”

“Hầu hết các chuyên gia về giáo dục đại học nhất trí rằng mục tiêu trọng tâm của nó là phát triển những kỹ năng tư duy phê phán. Mục tiêu đó sẽ là tạo lập những thói quen của trí óc cho phép các cá nhân nhận ra những giới hạn tri thức của họ và tiêu hóa, đánh giá, và ứng dụng những thông tin mới” – Deborah L. Rhaode kết luận.

Theo đuổi tri thức, Deborah L. Rhode, Đại học Stanford, tri thức hàn lâm, tri thức đại chúng, giáo dục đại học
Tác giả đề cập đến việc chi phí đại học không ngừng gia tăng tại Mỹ không tương xứng với chất lượng lẽ ra sinh viên phải nhận được

Cuốn sách của nữ giáo sư người Mỹ này là một cảnh báo toàn diện và quan trọng cho những ai mê muội một cuộc chạy đua hình thức, cho giới hàn lâm Mỹ nói riêng và các quốc gia khác nói chung. Vì sự lan tỏa tri thức thuần khiết sẽ mang lại những lợi ích lâu dài cho môi trường công cộng – nơi tất cả chúng ta cùng sinh sống.

latest articles

explore more